21 thg 11, 2013

LẮNG NGHE

Có bao giờ bạn cần tìm một người biết lắng nghe để chia sẻ nỗi lòng?
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao cha mẹ, vợ hay chồng, người yêu… không chịu hiểu, không chịu lắng nghe mình?

Này nhé. Bạn hãy thử một lần để ý thật kỹ trong một cuộc nói chuyện, bạn sẽ thấy con người ta có xu hướng nói nhiều hơn nghe. Tôi đã trãi nghiệm điều này và thấy rất rõ.
Trong một cuộc nói chuyện, người ta có xu hướng nói về mình nhiều hơn là nghe người khác nói, và đôi khi còn là tranh nhau nói về bản thân. Nhu cầu nói về bản thân và những vấn đề bản thân đang mắc phải ở đây cũng là điều dễ hiểu, bởi nó xuất phát từ nhu cầu muốn người khác hiểu hơn về mình, muốn có cơ hội trải lòng. Tuy nhiên, đôi khi vì 2 người đối thoại với nhau đó chỉ cố gắng làm sao giải tỏa thật nhiều, đuổi theo cảm xúc của chính họ thì sẽ bị vướng mắc, bởi trong đầu của họ sẽ chỉ là câu chuyện của riêng mình và sẽ không để ý người đối diện đang nói gì. Như vậy có khác nào tự tâm sự một mình.
Nói là phải có người nghe, tạo hóa sinh ra mỗi con người chỉ có 1 cái miệng nhưng lại có tới 2 lỗ tai, chính là đều có ý nghĩa của nó “Hãy biết nghe nhiều hơn nói”. Có nhiều người nghe xong đã quên luôn câu chuyện vì họ đã không thực sự lắng nghe Lắng nghe cũng phải tập, không chỉ đơn giản là nghe, hay từ tai này và cho tai kia. Tập lắng nghe là tập thấu hiểu, cảm nhận điều người nói đang nói một cách chân thành.
Hãy thử và cảm nhận những điều tôi nói, bạn sẽ thấy những điều thú vị của cuộc sống này!

1 nhận xét:

  1. Đọc các bài viết của Phương Thúy thấy rất sâu sắc. Điều tuyệt vời nhất là mình thấy Thúy là người giữ được bề ngoài trẻ trung năng động nhưng tâm hồn rất tĩnh lặng và tỉnh thức.

    Cứ như vậy bạn như 1 bông hoa góp đẹp cho đời. Cứ vậy bạn nhé.

    Peter Đỗ Văn Chính
    www.DoVanChinh.com

    Trả lờiXóa